NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SONG TỊCH

Trong thời đại toàn cầu hóa, việc có hai quốc tịch đã trở thành một lựa chọn phổ biến đối với nhiều người. Song tịch là việc một công dân có thể đồng thời sở hữu quốc tịch của đất nước mình đang sinh sống và một quốc gia khác mà không bị tước quyền công dân tại quốc gia đầu tiên của mình. Hiện nay, khi thế giới bắt đầu mở cửa và hội nhập hơn, ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận cho công dân của mình sở hữu 2 quốc tịch.
1. Các nước chấp nhận 2 quốc tịch
Châu Âu:
Các nước chấp nhận 2 quốc tịch ở Châu Âu bao gồm: Albania, Bỉ, Croatia, Bosnia & Herzegovina, Armenia, Bulgaria, Síp, Ireland, Luxembourg, Kosovo, Latvia, Ý, Malta, Cộng hòa Séc, Pháp, Hy Lạp, Đan mạch, Phần Lan, Hungary, Iceland, Bồ Đào Nha, Serbia, Slovenia, Romania, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy sĩ, Vương quốc Anh,
Châu Phi
Những nước cho phép 2 quốc tịch ở Châu Phi bao gồm: Algeria, Nigeria, Angola, Malawi, Benin, Nam Phi.
Châu Á
Các nước chấp nhận 2 quốc tịch ở Châu Á bao gồm: Bangladesh, Israel, Ai Cập, Bahrain, Pakistan, Sri Lanka, Philippines, Syria.
Châu Mỹ
Những nước cho phép 2 quốc tịch ở Châu Mỹ bao gồm: Belize, Canada, Bolivia, Mexico, Hoa Kỳ, Barbados, Jamaica, Costa Rica, Bolivia, Brazil, Argentina, Chile, Peru, Antigua & Barbuda, Grenada, St.Lucia, Dominica, St.Kitts & Nevis.
Châu Đại Dương
Các nước chấp nhận 2 quốc tịch ở Châu Đại Dương bao gồm: New Zealand, Australia, Vanuatu.
2. Các quốc gia không chấp nhận đa quốc tịch
Có một số quốc gia không chấp nhận đa quốc tịch, như Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc. Để xin nhập quốc tịch của những quốc gia này, cư dân phải được chứng nhận đã từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình.
Tuy nhiên, có một số ngoại lệ như Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi trẻ em và thanh thiếu niên dưới 21 tuổi có thể có đa quốc tịch. Tuy nhiên, khi đạt tuổi 21, họ sẽ phải từ bỏ quốc tịch khác nếu không muốn mất quốc tịch Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Nước Nhật không chấp nhận người dân từ 21 tuổi trở lên có đa quốc tịch
Đối với Đức, chỉ trẻ em sinh ra với cha/mẹ là công dân Đức hoặc thường trú ở Đức từ ba năm trở lên có thể xin nhập quốc tịch Đức, không cần phải từ bỏ quốc tịch khác. Tuy nhiên, người lớn xin nhập quốc tịch Đức phải từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình.
3. Quyền lợi khi sở hữu song tịch
Về chính trị
Trước hết, quyền lợi chính trị là một ưu điểm của công dân song tịch. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động chính trị của cả hai quốc gia mà bạn là công dân bao gồm quyền bỏ phiếu và thậm chí là quyền ứng cử.
Công việc
Bạn có quyền tự do làm việc và du lịch giữa hai quốc gia mà không cần xin visa, thời gian lưu trú của bạn là không giới hạn, phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân. Bên cạnh đó, sở hữu song tịch cũng cho phép bạn làm việc ở cả hai quốc gia mà không cần giấy phép lao động.
Dịch vụ xã hội
Bạn sẽ được hưởng các dịch vụ xã hội ở cả hai quốc gia và được hưởng các đặc quyền như giáo dục và dịch vụ y tế tương đương với công dân của quốc gia đó.
Di chuyển
Việc sở hữu cả hai hộ chiếu của hai quốc gia giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi di chuyển, bạn không cần phải xin visa dài hạn và không cần phải làm thủ tục hải quan phức tạp.
Có 2 quốc tịch giúp việc di chuyển giữa các nước dễ dàng hơn
Sở hữu tài sản
Cuối cùng, sở hữu song tịch cũng mang lại quyền sở hữu tài sản ở cả hai quốc gia. Điều này giúp bạn mua bất động sản và sở hữu tài sản ở cả hai nơi một cách thuận tiện mà không bị hạn chế như công dân của một quốc gia duy nhất.
4. Quốc tịch Việt Nam
Người Việt sống ở nước ngoài
Theo điều 13, khoản 2, nếu công dân Việt Nam đang sống ở nước ngoài và chưa từ bỏ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 1/7/2019, họ vẫn có quyền giữ quốc tịch Việt Nam.
Điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam
Theo Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau:
(1) Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
(1.1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
(1.2) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
(1.3) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
(1.4) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
(1.5) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
(2) Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại (1.3), (1.4) và (1.5) mục này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
(2.1) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
(2.2) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
(2.3) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(3) Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại (2) mục này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
(4) Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
(5) Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
5. Một số vấn đề về song tịch
Mang hai quốc tịch có hạn chế gì?
Việc có nhiều quyền lợi cũng đồng nghĩa với việc phải chịu trách nhiệm tương xứng. Cụ thể như sau:
Cư dân sở hữu hai quốc tịch phải tuân thủ các quy định pháp luật của cả hai quốc gia.
Người song tịch phải nộp thuế kép, đóng góp vào cả hai nền kinh tế.
Đồng thời họ cũng phải đối mặt với quy trình hành chính phức tạp trong các thủ tục liên quan của cả hai nước.
Một người có thể có tối đa bao nhiêu quốc tịch?
Số lượng quốc tịch mà một người có thể nắm giữ phụ thuộc vào quốc gia mà họ sinh sống.
Đối với những người đầu tư, việc sở hữu nhiều quốc tịch có thể tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Người đầu tư sẽ nắm giữ 4 – 5 quốc tịch để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của họ trong lĩnh vực này.